Những cách vệ sinh máy lạnh, điều hòa tại nhà
Máy lạnh, điều hòa ngày càng được lắp đặt nhiều hơn trong mỗi ngôi nhà của chúng ta. Máy lạnh giúp chúng ta làm mát không khí trong nhà giữa những ngày nóng oi bức của mùa hè. Vậy, với nhu cầu sử dụng máy lạnh ngày càng nhiều thì kèm theo đó là dịch vụ vệ sinh máy lạnh cũng là nhu cầu thiết yếu của khách hàng.
Vậy vì sao cần phải vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh định kỳ? Thời gian bảo dưỡng máy lạnh là bao lâu một lần? Quy trình vệ sinh máy như thế nào? Những hư hỏng thường gặp đối với máy lạnh, điều hòa là gì? Hãy đồng hành cùng dịch vụ kiểm soát côn trùng Gia Long trong bài viết tổng hợp những cách vệ sinh máy lạnh ngay nào.
Tổng quan về vệ sinh máy lạnh
- Máy lạnh là máy có chức năng làm mát không khí trong một phòng kín nhất định. Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý của sự bay hơi chất lỏng nhờ sự hoạt động của dàn nóng và dàn lạnh bên trong máy lạnh.
Vậy thời gian bảo dưỡng máy lạnh định kỳ là bao lâu?
- Số lần bảo dưỡng định kì sẽ phụ thuộc vào công suất hoạt động của máy lạnh đó trong một năm. Thời gian bảo dưỡng, vệ sinh lý tưởng cho máy lạnh là khoảng 6 tháng vệ sinh một lần.
- Đối với những máy lạnh có công suất lớn, hoạt động liên tục hằng tháng thì chúng ta nên 4 tháng bảo dưỡng, vệ sinh một lần.
Các gói dịch vụ tham khảo thêm:
Dịch vụ vệ sinh nhà ở giá rẻ TPHCM
Quy trình vệ sinh máy lạnh
Quy trình bảo dưỡng vệ sinh máy lạnh sẽ gồm các thao tác cơ bản sau:
1. Kiểm tra và tắt hết tất cả nguồn điện trong nhà trước khi thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh nhằm tránh tình trạng rò rỉ điện gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Vệ sinh vỏ máy: Lau chùi vỏ máy bằng hóa chất vệ sinh máy lạnh chuyên dụng.
3. Rã máy và vệ sinh lưới lọc bụi: Lưới lọc bụi có chức năng lọc không khí bẩn, côn trùng và các bụi thô trước khi đi vào máy, vì thế chúng rất nhanh bị bám bẩn và gây ra hiện tượng tắc lọc. Sử dụng máy hút bụi hút sạch sẽ lưới lọc bụi. Chúng ta thực hiện các phương pháp lau chùi lưới lọc, xủ bụi và rửa sạch lưới lọc trước khi lắp lại vào máy.
4. Kiểm tra cẩn thận khu vực dàn nóng: Kiểm tra xem dàn nóng có bị rò rĩ, có lá hay gián, côn trùng bị kẹt trong dàn nóng hay không. Nếu có thì loại bỏ chúng ra ngoài.
5. Kiểm tra 2 đầu dây gas xem có bị rò rĩ. Kiểm tra kĩ lưỡng các đường dây dẫn khí gas xem có bị bục, đứt dây ga dẫn đến tình trạng làm mất lạnh của máy.
6. Vệ sinh dàn lạnh – Tổng hợp những cách vệ sinh máy lạnh cơ bản: Dàn lạnh có chức năng lấy nhiệt của không khí để làm nóng môi chất trong đường dẫn. Kết hợp với quạt dàn lạnh hút không khí qua dàn lạnh để đưa bầu khí lạnh thổi ra khắp phòng. Vì thế, quạt dàn lạnh phải được lau chùi và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo máy lạnh vẫn hoạt động tốt.
7. Kiểm tra gas trong máy lạnh: Kiểm tra áp suất và mức gas trong bình chứa gas. Từ đó cho chúng ta biết lượng gas còn hay hết, nó có đủ gas để cung cấp cho dàn lạnh hay không.
8. Kiểm tra sự hoạt động của van tiết lưu.
9. Kiểm tra bầu lọc thô trong dàn lạnh có bị tắc hay không. Qua một thời gian dài không qua vệ sinh máy lạnh thì sẽ khiến bầu lọc thô rất dễ bị tắc lọc, từ đó làm lượng gas trong máy lạnh không cấp đủ cho dàn lạnh sẽ gây ra hậu quả làm mát yếu.
10. Lau chùi quạt dàn lạnh và dàn nóng bằng dụng dịch chuyên vệ sinh máy lạnh như hóa chất Coil Cleaner (hóa chất làm sạch dàn lạnh) để có hiệu quả làm sạch tốt nhất.
11. Kiểm tra hệ thống bo mạch bên trong máy lạnh, dùng khăn sạch để lau sạch tất cả các phụ kiện bên trong máy như máy nén, bầu lọc, van tiết lưu. Dùng hóa chất chuyên dụng xịt nhẹ và làm sạch 2 dàn nóng lạnh bên trong máy.
Sau khi hoàn thành các quy trình vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh như trên, chúng ta tiến hành quy trình lắp máy lạnh theo đúng thao tác. Có một mẹo nhỏ cho những người mới vệ sinh máy lạnh lần đầu để nhớ những thứ mình tháo ra và muốn lắp đúng vị trí như:
Xem thêm: Dịch vụ phun khử khuẩn Long An
Quy trình tháo để vệ sinh máy lạnh
- Khi tháo phải cẩn thận, quan sát tỉ mĩ các phụ kiện trên máy.
- Để từng vị trí gọn gàng, có thứ tự trước sau trong suốt quá trình tháo.
- Sử dụng điện thoại chụp từng bộ phận một của máy lạnh trước khi tiến hành tháo gỡ.
- Quan sát kĩ các kí hiệu như mặt trong, mặt ngoài, đầu trên đầu dưới của bộ phận đó.
- Nếu quý khách làm đúng như hướng dẫn của Long Mạnh Phát. Chúng tôi tin rằng quý khách sẽ hoàn thành quy trình lắp máy một cách tốt nhất.
Vận hành máy sau khi hoàn thành quy trình vệ sinh máy lạnh
Sau khi hoàn thành quy trình vệ sinh máy, chúng ta tiến hành vận hành máy xe máy có hoạt động êm hơn trước hay không. Kiểm tra kĩ độ lạnh của không khí theo từng chế độ lạnh nóng khác nhau. Nếu như máy chạy êm và lạnh tốt thì chúng ta đã hoàn thành quá trình bảo dưỡng cho máy.
Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà
1. Tháo lắp nhẹ nhàng, tránh bị vỡ, hư hỏng phụ kiện phía trong máy..
2. Sử dụng hóa chất vệ sinh phù hợp với từng linh kiện trong máy.
3. Chú ý quy trình tháo lắp trong quá trình vệ sinh máy lạnh.
4. Chú ý tắt mọi nguồn điện trước khi sữa chữa, bảo dưỡng máy lạnh
5. Nhớ kiểm tra kĩ các đường dây dẫn ga xem có bị hở, rò rĩ hay không.
6. Kiểm tra quạt ở 2 dàn xem có bị gãy cánh, hỏng hóc gì không.
7. Tuyệt đối không được tháo 2 dàn nóng lạnh đem ra phơi ngoài trời.
Các hư hỏng cơ bản đối với máy lạnh
- Tắc lọc: Làm lượng gió cung cấp đi qua dàn lạnh ít dẫn đến làm lạnh kém.
- Hết gas, thiếu gas (Môi chất lỏng trong máy) Lượng gas không đủ dẫn đến áp suất phun qua van tiết lưu thấp, dàn nóng và lạnh không đủ gas để làm việc dẫn đến làm lạnh kém hoặc mất lạnh.
- Cháy quạt ở một trong 2 dàn: Làm cho không có không khí đi vào hoặc được thải ra ở 2 đầu dàn dẫn đến mất lạnh.
- Rò rĩ điện trong máy: Làm máy hoạt động chập chờn,dễ làm cháy bo mạch dẫn đến hư hỏng máy lạnh
- Máy nén không nén đủ gas: Có vấn đề về các linh kiện trong máy nén.
- Dàn nóng hoặc dàn lạnh có vấn đề dấn đến hiệu suất làm lạnh kém.
Các gói dịch vụ tham khảo thêm:
3. Dịch vụ khử khuẩn Bình Dương
Địa chỉ liên hệ chi tiết:
Trụ sở chính: 144/53 Đường Tân Chánh Hiệp 18, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12
Hotline : 0822 880 881
Website : https://kiemsoatcontrungvn.com